TIÊU CHUẨN CẦN LƯU Ý TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI ĐỔ BÊ TÔNG

Chất lượng bê tông ảnh hưởng cực lớn đến chất lượng công trình. Do đó, trong quá trình đổ, thợ thi công cần tuân thủ những tiêu chuẩn, quy trình đổ bê tông để tránh sai sót có thể làm xô lệch, nứt vỡ.

A./ TRƯỚC KHI ĐỔ BÊ TÔNG.

1./ Kiểm tra cốt thép, cốp pha.

Cốt thép đạt được những tiêu chí về vị trí, số lượng, chủng loại, mối nối, chiều dài, thép được buộc theo thiết kế, không bị rỉ và đã được đánh sạch.

Cốp pha cần phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật: Vị trí đặt cốp, độ chắc chắn, tính chống mất nước, đầm bê tông, cụ thể:

– Cốp pha dầm: Cốp thẳng, không cong vênh, cao độ đáy dầm đạt tiêu chuẩn

– Cốp pha cột: Chân cốp đúng vị trí, tránh xô lệch khi đổ bê tông. Cột cốp pha có neo chống để không bị phình hay nghiêng.

– Cốp pha sàn: Độ võng, cao độ đáy sàn ở nhiều vị trí theo tiêu chuẩn.

2./ Quá trình chuẩn bị.

Tính toán số lượng nhân lực, máy móc cùng các thiết bị nhằm đảm bảo cho quá trình đổ cột bê tông.

– Tính toán chính xác thời gian đổ bê tông

– Tính toán phương án về mặt bằng thi công

– Đảm bảo sự an toàn trong khi thi công

– Chuẩn bị dọn dẹp, dội nước để làm sạch cốp pha

– Kiểm tra khuôn đúc theo tiêu chuẩn kích thước, hình dáng và thời gian sử dụng.

– Kiểm tra giàn giáo, sàn thao tác, cốt thép, ván gỗ để làn sàn công tác.

– Kiểm tra số lượng, chất lượng cho vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, cát đá. Nếu không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.

– Kiểm tra các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho thi công như máy trộn, máy bơm, máy đầm bê tông. Bạn nên sử dụng loại máy đầm bàn trường hợp cần đổ bê tông sàn <30cm hoặc đổ dầm sàn. Với sàn >30cm cùng các chi tiết cột, vách, tường thì sử dụng đầm dùi (chạy bằng điện, xăng), đầm rung.

– Xem dự báo thời tiết, nếu hôm đó trời mưa thì bạn nên chuẩn bị thêm một số vật dụng như bạt, bìa che mưa. Đồng thời, kiểm tra hệ thống thoát nước để tránh bị ứ đọng khi bê tông mới đổ.

Tiêu chuẩn cần lưu ý trước, trong và sau khi đổ bê tông

B./ TRONG LÚC ĐỔ BÊ TÔNG.

Bê tông đổ đúng kỹ thuật phải tuân thủ những nguyên tắc:

– Quá trình đổ bê tông liên tục, không ngập ngừng hay tùy tiện ngắt. Trường hợp cần ngừng thì chọn những vị trí chịu được lực momen uốn nhỏ.

– Chi tiết tường có chiều cao >3m và cột có chiều cao <5m đổ liên tục.

– Liên tục đổ từng đoạn 1,5m với chi tiết cột có cạnh <40cm, tường có chiều dày <15cm. Toàn bộ các cột có đai cốt thép chồng chéo.

– Bảo dưỡng bê tông bằng cách che chắn, chống trời mưa làm ướt.

– Khi ngừng thi công, đảm bảo cấu tạo mạch hợp lý cho cột, tường.

– Tiêu chuẩn kỹ thuật với chiều dày bê tông cần đảm bảo, phù hợp với bán kính tác dụng của dầm.

– Khi ngừng đổ bê tông quá thời gian thì có những xử lý bề mặt theo tiêu chuẩn.

C./ SAU KHI ĐỔ BÊ TÔNG.

1./ Xử lý khi gặp sự cố trời mưa.

Đánh giá lượng mưa xem mức độ ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Từ đó mới có quyết định nên hay không nên tiếp tục đổ bê tông.

– Mưa nhỏ thì có thể tiếp tục thi công như bình thường

– Mưa lớn, thời gian kéo dài 30 phút – 1 tiếng rồi tạnh thì che bạt, khi tạnh mưa tiếp tục thi công. Lưu ý kiểm tra độ an toàn về đường điện nước, xe vận chuyển, mảng bê tông đang đổ dở.

– Mưa lớn kéo dài, không có khả năng tạnh trong 1 buổi thì tạm dừng thi công hoàn toàn. Đến khi tạnh mưa kiểm tra chất lượng bê tông và có phương án xử lý tốt hơn.

Khi tạm dừng thi công, cần tạo ra được mạch ngừng phẳng, vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu. Cần đợi cho bê tông đạt đến 25 daN/cm2 mới có thể thi công tiếp.

– Vệ sinh, tưới nước xi măng lên bề mặt lớp bê tông cũ khi đổ bê tông mới

– Đánh cho sờn bề mặt, đục bỏ những mảng bê tông không chất lượng, tưới nước xi măng lên trên.

– Dùng đến các phụ gia để kết dính cho mạch ngừng

– Đặt sẵn lưới thép ở vị trí mặt dừng

Với những trường hợp không xử lý được, cách tốt nhất là đập đi làm lại.

 

2./ Tiêu chuẩn tháo cốp pha sau khi đổ bê tông.

Sau khi đổ bê tông, chúng sẽ được chuyển vào trong tấm cốp pha để bảo vệ. Đến khi bê tông khô và chắc chắn hoàn toàn thì mới tháo cốp pha, tiêu chuẩn khoảng thời gian cụ thể như sau:

Kết cấu bê tông đủ sức bền để ổn định trong khoảng từ 3-4 tuần. Trong điều kiện 20-30 độ C có thể dỡ cốp pha. Nếu như bạn có thời gian và công trình xây dựng không gấp gáp, có thể để bê tông càng lâu càng tốt.

Thường sự vội vã trong xây dựng, các thợ thi công tháo cốp pha trước thời hạn tiêu chuẩn. Kết quả là làm sụp đổ cấu kiện, gây ra tai nạn. Bê tông đạt đến cường độ chịu được trọng lượng bản thân nó (tĩnh tải) sau khi tháo cốp pha, nhưng sẽ mất một khoảng thời gian nữa để chịu được tải trọng của các thiết bị, đồ vật khác (hoạt tải). Do đó, hãy chú ý đảm bảo an toàn không chỉ cho công trình, người sử dụng mà chính bản thân người thi công.

Với những trường hợp bắt buộc phải tháo cốp pha sớm hơn hơn tiêu chuẩn. Cần chống đỡ cấu kiện như dầm, sàn…bằng kim loại, gỗ một cách chắc chắn nhất.

3./ Tiêu chuẩn về bảo dưỡng bê tông.

Quá trình thủy hóa, đông kết và hóa cứng của xi măng cần đến nước ( gọi là bảo dưỡng). Bảo dưỡng bê tông được thực hiện ngay  khi bề mặt bê tông đủ cứng, không vỡ.

Ở điều kiện trời nắng, sau khi đổ bê tông 4h thì cần che phủ bề mặt. Tránh cho ánh nắng sẽ làm trắng bề mặt, ảnh hưởng cực lớn đến cường độ nhiệt của bê tông. Nếu trời quá nắng, nhiệt độ cao thì dùng nylon, vải bố tẩm nước đặt lên bề mặt. Không để cho hiện tượng bốc hơi diễn ra nhanh. Khi thời tiết có mưa thì không cần tưới nước nữa, sử dụng bạt che lại bê tông.

– 7 ngày đầu, giữ ẩm thường xuyên bằng cách tưới nước, cứ 3h thì tưới 1 lần. Vào ban đêm tưới ít nhất 2 lần.

– Từ ngày thứ 8, mỗi ngày tưới 3 lần là được, những cần tưới đủ.

Dùng hệ thống phun sương tưới nhẹ nhàng. Nếu chỉ có vòi xịt thì điều chỉnh tốc độ chậm, phun hướng lên phía trên để nước tỏa ra đều và nhẹ ở bên dưới. Lưu ý không tưới trực tiếp lên trên bề mặt bê tông mới khô.

Tiêu chuẩn sử dụng nước bảo dưỡng cũng phải đạt yêu cầu kỹ thuật như nước trọn.

Đổ bê tông sàn mái có thể xây be, bơm đan 1 nước bảo dưỡng.

Trong cả quá trình bảo dưỡng, không để cho bê tông bị khô trắng mặt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *