Không cần yêu cầu quá cao trong công tác chống thấm, chống nóng. Bê tông phải được đổ theo hướng giật lùi và thành một lớp tránh hiện tượng phân tầng có thể xảy ra.
Sàn trung bình có độ dày từ 8 đến 10 cm, mỗi dải rộng từ 1 đến 2m. Đổ xong một dải mới sang dải tiếp theo. Khi đổ bê tông cách sàn cách dầm chính khoảng 1m thì tiến hành thi công đổ bê tông dầm chính.
Đổ bê tông vào dầm cách mặt trên cốp pha sàn từ 5 đến 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn. Sử dụng đầm dùi để dùi chặt bê tông dính kết với nhau yêu cầu khi đổ phải thực hiện theo đúng quy trình.
Bước 1. Lấy cốt sàn
- Được thực hiện đúng theo phương pháp đo mực nước chuẩn.
- Cốt sàn thấp nhất bằng 0.
- Xử lý nền đất sao cho bằng phẳng, chắc chắn. Đảm bảo độ chịu lực, chịu tải trong cho nền nhà.
Bước 2. Chống thấm
- Đây là công việc bắt buộc và vô cùng quan trọng. Có ảnh hưởng đến chất lượng công trình về lâu dài. Nhằm mục đích chống thẩm thấu hóa chất, dung dịch có hại cho bê tông, thẩm thấu hơi ẩm từ nền lên sàn bê tông. Hoặc chống mất nước trong quá trình thủy hóa, giảm tiêu hao nước…
- Có thể thực hiện chống thấm bằng cách : trải vải địa kỹ thuận hoặc vải PP dệt, kết hợp phủ màng bitum nhũ tương. Trải vải PE, trải tấm Bitum cuộn dán nóng hoặc nguội.
- Quy trình chống thấm giúp chống chịu hơi ẩm từ dưới lên. Hỗ trợ quá trình thủy hóa, giảm mất nước, giẩm chi phí bảo dường nền.
Bước 3. Xử lý bề mặt sàn
Bề mặt sàn cần phải được xử lý sạch sẽ nhằm đảm bảo quá trình đổ sàn bê tông diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
Bước 4. Đổ bê tông sàn
- Sử dụng mác bê tông 250.
- Thiết kế các khe dãn nở trên sàn.
- Tiến hành đổ bê tông và cán phẳng. Chúng ta nên chia sàn thành các diện tích nhỏ từ 1 đến 2m. Đổ lần lượt theo dải. Khi đổ đến cách dầm chính khoảng 1m thì bắt đầu đổ dầm chính.
- Đợi 3h để lớp bê tông bắt đầu tách nước trên bề mặt và đợi đến khi có thể đi lại được.
- Sử dụng máy xoa nền xoa toàn bộ nền để tạo độ phẳng cho sàn
Bước 5. Bảo dưỡng sàn
Sàn sau khi đổ bê tông cần được giữ ẩm trong 7 ngày tiếp theo bằng cách tưới nước liên tục. Bảo dưỡng trong vòng 28 ngày kể từ ngày đổ
Những Lưu Ý Khi Đổ Bê Tông Sàn
Trong quá trình thi công bê tông cần chú ý độ an toàn, điều kiện thời tiết. Phải thi công bê tông tươi nhanh chóng, tránh ngắt quãng trong khi thi công bê tông sàn tầng.
Yêu cầu kỹ thuật khi đổ bê tông sàn
- Mặt sàn phải đảm bảo có sức chịu lực tốt: phải đủ khô là khi sờ tay vào không thấy ẩm hoặc lạnh, có thể thấm hút nước.
- Toàn bộ khối sàn phải được bằng phẳng.
- Ngoài sản phải đủ độ mịn và độ xốp để tạo ra một mặt sàn đủ ma sát, bám dính tốt với nền.
- Cần chú ý xem khi nào nên trộn lại bê tông : Vữa bê tông đã trộn khoàng 1h30 phút mà chưa đổ vào khuôn thì cần phải trộn lại. Không nên thêm nước vào. Vì vữa bê tông ngót nước, thao tác kém linh hoạt hơn. Tuy nhiên chất lượng lại không bị giảm
Xử lý sự cố khi bê tông gặp mưa
- Với bê tông sàn vừa đổ:
Mưa càng to sẽ càng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng bê tông tươi. Cách tốt nhất là làm sao ít nước nhất có thể tiếp xúc với bề mặt bê tông. Vì vậy, bạn sẽ cần đánh giá được lượng nước mưa để đưa ra những biện pháp phòng tránh hợp lí nhất. Để tránh lãng phí tiền bạc công sức của nhân công lao động.
Nếu trời mưa lất phất hạt nhỏ thì mưa sẽ không gây hại tới lớp bê tông tươi vừa đổ. Một chút nước mưa sẽ là chất bảo dưỡng cho lớp bê tông của các bạn.
- Với bê tông sàn đã đổ lâu rồi:
Với trường hợp đổ bê tông sàn xong cách vài tiếng, thì có thể dùng tay sờ thử. Nếu thấy đủ độ cứng rồi thì không cần phải lo nữa.